MATHANGSPK BLOG

Chia sẽ các thủ thuật về máy tính, tin học, các kiến thức điện tử cơ bản

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018


Xin chào tất cả các bạn, tự chế tạo một máy cnc bây giờ quả là một công việc không còn quá khó với chúng ta nữa, tùy kích thước và các ứng dụng mà chúng ta muốn nó làm thì giá thành mà chúng ta đầu tư vào nó sẽ khác nhau. Hôm nay mình xin mạo phép chia sẽ tổng quan về các thành phần cấu thành của một máy cnc được điều khiển bằng arduino.
Những điều trăn trở của mình khi mới tìm hiểu về máy CNC và chắc có lẽ đó cũng là những câu hỏi mà các bạn mới tiếp cận với CNC cũng đã từng đặt ra:
1. CNC làm được những gì?
2. Lập trình điều khiển CNC có dễ không?
3. Và nhiều câu hỏi khác nữa... blabla

Mình xin trả lời từng câu hỏi như sau:

1. CNC làm mạch in:




Như bức hình minh họa ở trên thì việc làm một pcb từ máy CNC đã có rất nhiều người dùng làm được. Vậy mình hãy đi sơ qua phân tích ưu và nhược điểm khi sử dụng máy CNC để gia công mạch in nhé.
Mới vào mình sẽ nói luôn phần ưu điểm cho nó máu nhé:
Ưu điểm: Không cần in mạch, ủi mạch, ngâm thuốc rửa, và khoan bằng tay. Tất cả chỉ gói gọn là chỉ xuất ra file code và phần còn lại lại máy CNC sẽ tự làm hết cho chúng ta (nhưng để đạt được level này thì các bạn cũng phải tìm hiểu thêm cách hoạt động của một vài phần mềm nữa và dĩ nhiên mình sẽ chia sẽ tất cả những điều mình biết qua các topic của mình trong blog này).
Nhược điểm: Cũng là phần ngại của các bạn mới bắt đầu. Như những máy cnc mini thì việc gắn thêm motor phay vào không phải việc đơn giản, vì khối lượng của motor là không hề nhẹ, nhưng chúng ta vẫn có thể làm được pcb bằng cách vẽ trực tiếp lên board đồng và ngâm dung dịch phân hủy.


Những cách để làm được sản phẩm như trên mình sẽ có các bài viết cụ thể để hướng dẫn các bạn làm, mong các bạn đón xem các bài viết tiếp theo.

2. Gia công bảng hiệu 3d, phay 3d, 2d:



Kết hợp với các phần mềm thiết kế, máy cnc có thể tạo ra được các sản phẩm như hình trên, trong topic này mình cũng sẽ có bài hướng dẫn cơ bản để tạo ra các hình 3d đơn giản, cách chọn mũi để phay, cắt viền.


Nếu các bạn đầu tư thêm 1 đầu laser tầm 500k - 1tr thì chúng ta sẽ khắc laser được, chúng ta có thể làm bảng quảng cáo nhỏ, khắc được trên vật liệu là gỗ và trong sẽ rất hợp thời.

Tới đây, các bạn đã hình dung sơ sơ ra được là máy cnc dùng để làm gì được rồi phải không, trong công nghiệp cnc là một ngành lớn và rộng phải đào tạo chuyên sâu và nâng cao. Nhưng những vọc sĩ yêu thích chế tạo như chúng ta thì chủ yếu là tìm tòi, học hỏi là chính và tự tay làm những sản phẩm do chính mình làm ra thì không còn gì tuyệt vời bằng.

Tiếp đến mình sẽ chia sẽ cho các bạn cách nguyên lý vận hành cơ bản của 1 máy cnc để các bạn dễ tưởng tượng nhé.



Bộ trên này là hình ảnh để các bạn dễ tưởng tượng 1 bộ cnc được điều khiển bằng arduino là như thế nào, nhìn cũng rất hấp dẫn phải không các bạn?

Motor phay ở giữa dùng loại motor 775, có thể dùng để phay các vật liệu như gỗ, mica, phay mạch rất ok.
Diện tích làm việc tùy thuộc vào hành trình đi được của trục x và y, tịnh tiến ngang và dọc, còn trục z sẽ đảm nhận phần lên xuống của motor phay.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Một ứng dụng rất hay dùng để phân vùng ổ đĩa, format, và sửa lỗi usb bị lỗi Write protected.

Bước 1: Vào CMD với quyền Administrator

- Gõ "diskpart" để vào phần mềm
- Gõ "list disk" để hiển thị các ổ đĩa




- Gõ "select disk 2" là usb 8GB của mình
- Gõ "list partition" để thấy được các phân vùng của ổ đĩa USB.



- Bây giờ chúng ta gõ "clean" đẻ xóa các phân vùng và định dạng lại ổ đĩa


- Gõ "select disk" nếu ổ đĩa vẫn được chọn chúng ta sẽ thấy * kế bên ổ đĩa 


Ở trên disk 2 đang được chọn.
- Gõ lệnh "create partition primary"


- Gõ "active" để active phân vùng

 
- Chúng ta format phân vùng bằng lệnh "format FS=NTFS label=WC-Drive quick"

Fs có thể thay bằng fat32 hoặc fat tùy chúng ta.


Và Kết quả đã thành công.


Chúc các bạn thành công.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Các lệnh để mount usb trong solaris
- Đầu tiên là chúng ta sẽ xem thông tin thiết bị để thực hiện mount
Dùng lệnh "rmformat"


Ta sẽ thấy được thông tin của thiết bị USB của chúng ta cắm vào máy tính
Chú ý dòng Logical Node: /dev/rdsk/c4t0d0p0 
Bước đầu chúng ta đã thấy được thiết bị usb của chúng ta rồi

Bước tiếp theo chúng ta sẽ mount usb vào để sử dụng

Dùng lệnh:
# mount /dev/dsk/c4t0d0p0 /mnt

Chú ý: gõ đúng ngay chỗ /dev/rdsk/.... nhưng khi gõ để mount thì không có "r"


Lúc này chúng ta sẽ thấy biểu tượng biểu tượng tên noname xuất hiện đó chính là usb của chúng ta


Dùng lệnh df -h  để kiểm tra lại.

Tiếp đến chúng ta sẽ umount để eject ổ đĩa ra.
Dùng lệnh umount /rmdisk/noname


Kết quả được như hình.
Chúc các bạn thành công.